Nội dung bài viết
Hi, xin chào các bạn, do nhiều bạn nhờ mình giải thích khái niệm về các mô hình trong tiếp thị liên kết Accesstrade. Như CPL là gì, CPS, CPO, CPI, CPR, CPQL là gì, …vv. Các bạn vào Accesstrade sẽ thấy trong đó có rất nhiều chiến dịch với các mô hình khác nhau. Vậy khái niệm những mô hình này là gì, nên tham gia mô hình nào để có hoa hồng. Trong bài viết này mình sẽ giải thích rõ cho các bạn.
Nếu chưa có tài khoản Accesstrade, bạn hãy xem video cách đăng ký tài khoản dưới đây nhé.
Khái niệm các mô hình CPA, CPL, CPS, CPO, CPR, CPI, CPQL… trong tiếp thị liên kết
CPA (cost per action)
Có nghĩa hoa hồng sẽ được tính dựa trên hành động nào đó của khách hàng. Mô hình này nó rất chung chung, không cụ thể.
Có thể là bạn sẽ nhận được hoa hồng khi khách hàng mua hàng, hoặc khi họ tải ứng dụng, hoặc khi họ đăng ký dịch vụ nào đó…
Vì vậy CPA là mô hình chung chung. Trong CPA có CPI, CPS, CPL, CPQL, CPO…
Ví dụ chiến dịch MB bank cũng thuộc mô hình CPA.
CPI (cost per install)
Khi khách hàng tải app về đăng ký và sử dụng dịch vụ là bạn có hoa hồng.
Thường gặp trong chiến dịch giải trí như game, hoặc cho vay (Snap FE..)
CPL (cost per lead)
Khách hàng điền form đăng ký là bạn có hoa hồng, thường gặp trong các chiến dịch tài chính ví dụ, money cat, doctor đồng,…Khách hàng chỉ cần điền vào form, dù họ không vay tiền thì bạn vẫn có hoa hồng.
Đây là chiến dịch nhiều bạn tham gia nhất và dễ tạo ra chuyển đổi nhất.
CPQL (Cost Per Qualified Lead)
Cũng như CPL nhưng đây là tệp khách hàng chất lượng hơn, tiềm năng hơn. Những đơn mà phù hợp với tiêu chí yêu cầu đưa ra của nhà cung cấp thì sẽ được tính hoa hồng cho bạn.
CPS (cost per sale)
Khi khách mua hàng hoặc sử dụng dịch vụ thì bạn mới có hoa hồng, thường gặp trong các chiến dịch thương mại điện tử.
Tuy nhiên, do khi khách hàng phải nhận hàng thanh toán bạn mới nhận được hoa hồng nên bạn thấy những chiến dịch như shopee thời gian đối soát rất lâu, thường 1-2 tháng bạn mới nhận được hoa hồng. Tại vì họ còn phải xem khách hàng có đổi trả hàng hay không nữa thì họ mới tính hoa hồng cho mình.
CPO (cost per oder)
Khách hàng đồng ý mua hàng qua điện thoại là bạn có hoa hồng, thường gặp trong các sản phẩm chức năng, sinh lý… trong D2C.
Có nghĩa khi khách hàng điền vào form mua hàng, bên nhà cung cấp họ sẽ gọi điện xác nhận, nếu khách đồng ý mua hàng thì bạn sẽ nhận hoa hồng ngay lúc đó. Dù sau này họ có đổi trả hàng hay không thì bạn vẫn có hoa hồng.
D2C là gì, nếu bạn chưa biết thì có thể xem video dưới đây của mình:
Trong các mô hình CPA, CPL, CPS, CPO, CPI, CPR, CPQL… nên chạy chiến dịch theo mô hình nào?
Vậy trong các mô hình trên, 2 mô hình bạn nên ưu tiên chạy vẫn là CPL và CPO. CPL là khách điền vào form đăng ký thì bạn đã có hoa hồng rồi, ví dụ trong chiến dịch tài chính, khách hàng chỉ cần điền thôn tin của họ vào form đăng ký là bạn có hoa hồng, cho dù họ có vay được hay không thì bạn vẫn có hoa hồng.
Còn CPO là chiến dịch thường gặp trong D2C của Accesstrade, thường gặp trong các sản phẩm thực phẩm chức năng, sinh lý, mỹ phẩm. Khách hàng chỉ cần đồng ý mua hàng qua điện thoại là bạn sẽ nhận được hoa hồng. Bất kể sau đó họ có đổi trả hàng hay không thì bạn vẫn được nhận hoa hồng. Với lại hoa hồng của những sản phẩm này rất cao, nên bạn cũng nên chạy các chiến dịch CPO.
CPR (cost per register)
CPR là những chiến dịch mà hoa hồng sẽ được tính khi khách hàng cài app và đăng ký dịch vụ. Cũng tương tự như CPL và CPI.
Video hướng dẫn chi tiết mô hình CPA, CPL, CPS, CPO, CPI, CPR, CPQL… trong tiếp thị liên kết Accesstrade
Để hình dung cụ thể hơn, bạn có thể tham khảo chi tiết ở video dưới đây:
Trên đây là bài viết giải thích khái niệm về các mô hình CPL, CPQL, CPO, CPS, CPI, CPA, CPR. Nếu bạn còn điều gì thắc mắc, vui lòng comment ở dưới để mình giải đáp nhé. Cảm ơn bạn đã dành thời gian theo dõi bài viết.
Có thể bạn quan tâm:
- Cách kiếm tiền Ola city
- Cách kiếm tiền Golike
- Cách kiếm tiền với Tích lũy
- Cách kiếm tiền với MB Bank
- Cách kiếm tiền Goviews
- Cách kiếm tiền với Tnex