Chắc hẳn nhiều bạn khi tìm hiểu hoặc đang sử dụng dịch vụ ngân hàng, bạn được nghe nhiều loại thẻ khác nhau, có thể bạn được nhân viên tư vấn hoặc ai đó chia sẻ. Tuy nhiên, có quá nhiều loại thẻ khiến bạn cảm thấy hơi bối rối, không biết mình nên sử dụng loại thẻ nào để phù hợp nhu cầu. Hãy cùng mình tìm hiểu về các loại thẻ ngân hàng thông dụng hiện nay nhé.

các loại thẻ ngân hàng phân biệt các loại thẻ ngân hàng - 1
Các loại thẻ ngân hàng phân biệt các loại thẻ ngân hàng

Tên các loại thẻ ngân hàng bạn thường hay nghe

Đầu tiên, mình kể tên các loại thẻ ngân hàng phổ biến bạn thường hay nghe, như là: thẻ ATM, thẻ tín dụng, thẻ nội địa, thẻ quốc tế, thẻ debit, thẻ credit, thẻ Visa, Mastercard, JCB…

Mặc dù được gọi theo nhiều cái tên khác nhau nhưng bạn có thể gom chung nó lại, giống như 1 người có nhiều tên: tên ở nhà, tên đi học, tên công giáo, tên nhà phật… Thẻ ngân hàng thực ra cũng thế, dưới đây mình sẽ giải thích rõ hơn cho bạn hiểu.

Có thể bạn quan tâm: cách phân biệt số thẻ và số tài khoản ngân hàng

Đặc điểm của các loại thẻ ngân hàng

Để phân biệt các loại thẻ ngân hàng, bạn tìm hiểu qua việc phân loại các loại thẻ trước 

Phân loại thẻ ngân hàng theo chức năng và bản chất:

Thẻ ngân hàng được chia làm 2 loại:

  • Thẻ ghi nợ (hay còn gọi là Debit card): Có tiền trong thẻ mới sử dụng được. Ai cũng mở được. Ví dụ: thẻ ATM thường dùng rút tiền, ai cũng mở được.
thẻ ghi nợ debit
Thẻ ghi nợ (debit)
  • Thẻ tín dụng (hay còn gọi là Credit card): Chi tiêu trước, trả tiền sau. Phải cung cấp thu nhập mới mở được. Hạn mức cấp tín dụng phụ thuộc thu nhập của bạn, nếu được cấp 50 triệu/tháng, ngân hàng sẽ chuyển tiền vào thẻ của bạn 50 triệu, coi như bạn mượn, trong vòng 45 ngày, bạn trả lại số tiền đã chi tiêu trong thẻ cho ngân hàng, phải thanh toán đúng ngày, ngân hàng sẽ thông báo cho bạn trên app hoặc tin nhắn điện thoại, nếu thanh toán trễ bạn sẽ bị tính lãi, lúc mở thẻ nhân viên sẽ tư vấn cho bạn.
thẻ ghi nợ debit
Thẻ tín dụng (credit)

Phân loại thẻ ngân hàng theo phạm vi lãnh thổ

Dựa trên phạm vi lãnh thổ, thẻ được chia thành:

  • Thẻ nội địa: Được phát hành bởi các tổ chức tài chính trong nước, chỉ dùng trong nước. Ví dụ thẻ ATM thường dùng rút tiền cũng là thẻ nội địa.
  • Thẻ quốc tế: Được phát hành bởi các tổ chức quốc tế như Visa, Mastercard, JCB. Có thể dùng trong hoặc ngoài nước. Có thể dùng trong nước, nước ngoài. 

Phân biệt thẻ ngân hàng theo hạn mức của thẻ

Ngoài các cách phân loại trên, thẻ ngân hàng còn được phân loại thành thẻ chuẩn (Classic), thẻ vàng (Gold) và thẻ bạch kim (Platinum) tùy theo thu nhập, uy tín của chủ thẻ (dành cho thẻ tín dụng).

  • Thẻ hạng chuẩn (Classic): hạn mức tín dụng từ 10 – 50 triệu đồng
  • Thẻ hạng vàng (Gold): hạn mức tín dụng trên 50 triệu đồng
  • Thẻ hạng bạch kim (Platinum): có thể lên đến hàng trăm triệu.
Các loại thẻ ngân hàng
Thẻ tín dụng Platinum

Phân loại theo tính chất kỹ thuật

Thẻ ngân hàng được chia làm 2 loại cơ bản: Thẻ từ, thẻ Chip.

  • Thẻ từ: Là loại thẻ có chứa dải băng từ màu nâu, bạc hoặc đen và chứa dải từ lưu trữ thông tin đã được mã hóa của chủ sở hữu và dải băng từ tạo bằng các hạt từ tính nhỏ li ti. Ví dụ thẻ ATM
các loại thẻ ngân hàng
Thẻ từ
  • Thẻ Chip: Thẻ có gắn một con chip điện tử, con chip này có nhiệm vụ lưu trữ thông tin của chủ thẻ và hoạt động hoàn toàn độc lập.
các loại thẻ ngân hàng
Thẻ chip

Ngoài phân loại theo các cách trên, hiện tại với sự phát triển công nghệ, bạn còn nghe có loại thẻ vật lý (thẻ cứng), thẻ phi vật lý (thẻ ảo).

  • Thẻ vật lý là thẻ cứng cầm nắm trên tay được, như thẻ ATM thông thường trước đây, để rút tiền tại cây ATM. 
  • Thẻ phi vật lý là thẻ ảo chỉ dùng trên các app ngân hàng, bạn cũng có thể xem được thông tin thẻ, chỉ có điều không được in ra để cầm thôi, bạn có thể dùng liên kết các ví điện tử, thanh toán dịch vụ online, chạy quảng cáo. 
các loại thẻ ngân hàng
Thẻ phi vật lý chỉ xem trên app, không in ra thẻ cứng

Mỗi loại thẻ đều có thể được cấp thẻ vật lý hoặc phi vật lý, tùy bạn yêu cầu ngân hàng. Ví dụ, cũng là thẻ ATM, nếu chỉ dùng online thì bạn chỉ cần phát hành thẻ phi vật lý, không cần in ra cũng đc. Dùng thẻ phi vật lý thì an toàn và bảo mật hơn, tránh trường hợp bị đánh cắp hoặc làm mất.

Có thể bạn quan tâm: cách phân biệt thẻ vật lý, phi vật lý

Tóm lại:

Như ví dụ trên, bạn có thể thấy, cùng là thẻ ATM, nhiều người có thể gọi là thẻ nội địa, thẻ debit, hoặc thẻ ghi nợ, ghi nợ nội địa.

Thẻ Visa có thể biết là ưu tiên dùng thanh toán quốc tế, có thể nó là thẻ tín dụng, hoặc thẻ ghi nợ (ghi nợ quốc tế, tín dụng quốc tế)

Do đó tùy vào chức năng cũng như phạm vi lãnh thổ mà nó có các tên gọi khác nhau.

  • Nếu có nhu cầu làm thẻ để nhận, chuyển tiền, rút tiền trong nước thì dùng thẻ ATM.
  • Nếu có nhu cầu làm thẻ để chi tiêu trước, trả tiền sau thì bạn dùng thẻ tín dụng.
  • Nếu có nhu cầu làm thẻ để thanh toán dịch vụ quốc tế thì bạn làm thẻ Visa, Visa debit, hoặc Visa Credit.
  • Nếu chỉ dùng online để liên kết ví điện tử, thanh toán online, chạy ads…thì nên phát hành thẻ phi vật lý (thẻ ảo)

Những lưu ý bạn phải biết khi mở thẻ ngân hàng

Khi sử dụng thẻ ngân hàng, người dùng có thể gặp các trường hợp rủi ro như bị đánh cắp thông tin, mất thẻ,… Dưới đây sẽ là những lưu ý để giao dịch an toàn mà bạn cần biết.

Nguyên tắc khi sử dụng thẻ ngân hàng

  • Kiểm tra thông tin khi nhận thẻ: Tên chủ thẻ, số thẻ, ngày hiệu lực, ngày hết hạn,…đúng với các thông tin đã đăng ký.
  • Đổi mã PIN khi nhận thẻ ghi nợ.
  • Người dùng nên đặt mã PIN không liên quan đến các thông tin cá nhân như ngày tháng năm sinh, số điện thoại, số CMND,…
  • Không ghi mã PIN trên thẻ và không chia sẻ mã PIN mới với người khác.
  • Không tiết lộ các thông tin ở mặt trước và mặt sau thẻ đặc biệt là thẻ tín dụng.
  • Đăng ký dịch vụ Internet Banking/Mobile Banking để theo dõi và kiểm tra các biến động liên quan đến tài khoản cá nhân, hạn mức thẻ.

Cách bảo quản thẻ ngân hàng đúng cách

  • Thẻ ngân hàng cần được bảo quản cẩn thận. Bạn cần lưu ý không bẻ cong, gấp thẻ.
  • Không để thẻ gần những thiết bị điện tử có thể phát sóng hoặc có từ tính mạnh.
  • Băng từ màu đen ở mặt sau phải nguyên vẹn để tránh làm mất dữ liệu thẻ.
  • Khi giao dịch tại cây ATM
  • Bảo mật mã PIN ATM bằng cách lấy tay che mã PIN khi nhập trên máy để tránh người khác nhìn thấy.
  • Nếu phát hiện các thiết bị lạ hoặc các dấu hiệu bất thường tại vị trí khe đọc thẻ, bàn phím,…bạn phải ngừng giao dịch và thông báo ngay cho ngân hàng để xử lý kịp thời.
  • Để đảm bảo an toàn thì bạn nên đổi mã PIN thường xuyên.

Khi thanh toán bằng thẻ ngân hàng

  • Bạn phải đảm bảo tất cả giao dịch bằng thẻ tại các đơn vị chấp nhận thẻ phải được tiến hành trước mắt bạn và chỉ đồng ý ký nhận thanh toán khi kiểm tra tất cả thông tin trên hóa đơn.
  • Nên giữ lại hóa đơn thanh toán hoặc các chứng từ có liên quan để phòng trường hợp cần đối chiếu, khiếu nại nếu phát hiện có sai sót.

Thanh toán qua trực tuyến

  • Thanh toán ở những website uy tín, hợp pháp, tránh bị đánh cắp dữ liệu.
  • Chỉ sử dụng chức năng thanh toán trực tuyến khi cần và đăng xuất ngay sau khi hoàn tất giao dịch.

Bị mất thẻ cần làm gì?

  • Khi xảy ra trường hợp không may là bạn bị mất thẻ ngân hàng. Việc đầu tiên là bạn phải bình tĩnh, sau đó tìm số tổng đài chăm sóc khách hàng của ngân hàng phát hành thẻ để báo cáo về sự cố mất thẻ và và yêu cầu khóa thẻ để bảo đảm không có bất cứ giao dịch nảo xảy ra nữa.
  • Để làm lại thẻ, bạn mang theo CMND/CCCD khi phát hành thẻ đến ngân hàng để yêu cầu phát hành lại thẻ ngân hàng mới. Phí phát hành lại thẻ sẽ phụ thuộc vào từng ngân hàng, và có ngân hàng sẽ miễn loại phí này.

Cách làm thẻ ngân hàng online đơn giản

Trước đây, mọi người vẫn quen với cách thức mở thẻ ngân hàng truyền thống. Theo đó, người dùng phải mang theo CMND hoặc hồ sơ theo hướng dẫn đến trực tiếp tại các phòng giao dịch của ngân hàng để điền vào mẫu phiếu đăng ký. Quy trình này rất mất thời gian. Vì vậy hiện nay, hầu hết các ngân hàng đều hỗ trợ đăng ký làm thẻ online với thủ tục đơn giản, linh hoạt.

Để đăng ký thẻ online, bạn chỉ cần thực hiện các bước sau:

  • Bước 1: Truy cập vào trang web ngân hàng bạn muốn làm thẻ.
  • Bước 2: Chọn mục đăng ký mở tài khoản
  • Bước 3: Tiến hành nhập đầy đủ thông tin theo yêu cầu của biểu mẫu như: Họ và tên, địa chỉ, nơi ở, hộ khẩu, ngày sinh, số CMND/Hộ chiếu, email…
  • Bước 4: Sau khi hoàn tất, bạn sẽ nhận được cuộc gọi từ ngân hàng hướng dẫn xác minh thông tin cũng như cách nhận thẻ.

Sau đây là cách làm thẻ tại một số ngân hàng phổ biến, bạn có thể nhấp vào tham khảo nhé:

Làm thẻ ngân hàng Mbbank:

Làm thẻ ngân hàng Vietcombank

Làm thẻ ngân hàng Cake by VPbank

Làm thẻ ngân hàng Techcombank

Trên đây là bài viết chia sẻ về các loại thẻ tại ngân hàng, nếu có thắc mắc bạn hãy để lại comment bên dưới nhé. Chúc bạn lựa chọn được loại thẻ phù hợp nhu cầu sử dụng của mình. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết.

Có thể bạn quan tâm:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *